Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

Tắc kè bổ dương

Tắc kè bổ dương

Tắc kè là con vật trầm tĩnh, di chuyển rất nhanh, nhất là khi săn mồi và là con vật chịu được mọi hoàn cảnh, thời tiết, có khả năng sinh dục bền bỉ. Từ xa xưa, người ta đã dùng tắc kè làm thuốc (chế biến thành món ăn, ngâm rượu) chủ trị cho những người đàn ông “kém may mắn” trong chuyện chăn gối.

Rượu tắc kè: Tắc kè một cặp; nhân sâm 15g; nhục thung dung 50g; thục địa, bách bộ, mạch môn mỗi thứ 20g. Cho tất cả những thứ trên vào 1.000ml rượu trắng, ngâm trong vòng 1-2 tháng. Nên dùng trước khi ăn cơm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Rượu tắc kè có tác dụng bổ dương, ích tinh huyết.

Canh tắc kè nấu với chim cút: Tắc kè một cặp, chim cút một con, một chút gừng, gia vị. Làm thịt chim cút, chặt miếng sau đó cho tắc kè vào cùng, đổ một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, vặn nhỏ lửa hầm trong vòng 2-3 giờ. Khi ăn cho thêm gia vị, gừng, ăn một lần/ngày, ăn trong một tháng.

Canh nhân sâm tắc kè: Tắc kè một cặp, nhân sâm 10g, thịt thăn 100g, táo đỏ, gừng lượng vừa đủ. Thịt nạc, tắc kè, nhân sâm rửa sạch, tất cả cho vào bát rồi hấp cách thủy. Nên dùng món ăn này thay cho canh hằng ngày có tác dụng ôn tỳ bổ thận.

Cách làm tắc kè: Nhúng tắc kè vào nước nóng, cạo vảy, chặt bỏ đầu từ 2 u mắt trở lên và vứt bỏ các móng nhọn. Bỏ hết ruột chỉ lấy dạ dày. Khi chế biến thành món ăn, tránh bị tanh, nên rửa tắc kè đã sơ chế qua rượu, gừng. Theo y học cổ truyền, tắc kè có vị mặn, bình, quy kinh, có ít độc tính. Thành phần chủ yếu có trong tắc kè là chất béo, các loại axít amin. Dùng tắc kè làm thuốc có tác dụng bổ phế, ích tinh huyết, bổ thận dương. Khi dùng, người ta thường sử dụng một cặp tắc kè, ít khi chỉ dùng một con làm thuốc.

BS. Đào Minh Sơn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét