Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2010

hoa Quỳnh (Nguyệt Lai Hương) 1

Đăng ngày: 20:33 22-02-2010
Thư mục: Quỳnh Hương
epiphyllum_oxypetalum.jpg

epiphyllum_oxypetalao.jpg

0178.jpg

quynho.jpg






HOA QUỲNH

Hoa Quỳnh là một trong những loài cây cảnh quý phái và được mệnh danh là “Nữ Hoàng của Bóng Đêm” – thuộc họ xương rồng. Xương rồng (Cactaceae) có tên khoa học là Epiphyllum grandilobum, Epiphyllum oxypetallum, Phyllocactus grandis , Selenicereus grandiflorus …  

Hoa mọc ở kẽ những vết khía của thân (phần dẹp và rộng bản). Bên cạnh cây hoa quỳnh, người ta thường trồng cây giao. Cây giao là một loại cây chỉ có cành mà lại không có lá. Khi cây giao trồng cạnh cây quỳnh thì cây quỳnh sớm có hoa và ra hoa ra nhiều hơn. Trong truyện Kiều của Nguyễn Du, có câu "Hài văn lần bước dặm xanh. Một vùng như thể cây quỳnh cành giao", nói lên vẻ đẹp rất hài hoà trên người Kim Trọng, giữa Kim Trọng với cảnh sắc chung quanh ví như sự hài hoà giữa cây quỳnh với cành giao.

Theo quyển "Epiphyllum" của tác giả người Đức Marga Leue thì hoa Quỳnh được các thủy thủ người châu Âu khám phá lần đầu tiên tại nam Mỹ cách nay 250 năm. Thế nhưng mãi đến một thế kỷ sau đó, hoa Quỳnh mới được biết nhiều tại Anh rồi sau đó lan tràn sang Pháp, Đức và toàn Châu Âu. Đến thập niên 1920 hoa Quỳnh mới sang tới Mỹ và nơi đây trở thành lò sản xuất hoa quỳnh lai giống (hybrid) hàng đầu thế giới.

Cánh hoa quỳnh mỏng như lụa, màu trắng ngà, nhị màu vàng, đẹp lộng lẫy. Hoa quỳnh chỉ nở về đêm, toả hương thơm ngát, nhẹ nhàng, thanh tao, rất quyến rũ. Ngồi ngắm hoa quỳnh nở, người ta có thể quan sát bằng mắt thường các cánh hoa từ từ hé nở. Sau khi nở hết cỡ là hoa cụp trở lại, héo và tàn dần. Hoa nở vào khoảng 9 đến 10 giờ tối, vì thế hoa quỳnh càng trở nên hiếm hoi. Người chơi hoa quỳnh phải chờ đợi công phu, kiên nhẫn mới có dịp được tận mắt ngắm hoa nở.

Vào những đêm trăng sáng, vừa uống trà, vừa ngắm trăng, vừa đọc thơ và nhìn hoa quỳnh nở là một thú chơi tao nhã của lớp người cao sang quyền quý ngày xưa, "khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên".

Quỳnh được trồng trong bồn, chậu để dễ khiêng đi khiêng lại khi xem hoa nở. Trồng quỳnh bằng cách cắm cành. Hiện nay ở Đà Lạt còn có loại hoa quỳnh màu vàng, đỏ nở ban ngày rất đẹp. Hoa quỳnh phơi khô còn là một vị thuốc chữa bệnh tiểu đường.

1. Đặc điểm sinh trưởng

Hoa Quỳnh xuất hiện vô cùng kín đáo và tuổi thọ ngắn ngủi. Cây quỳnh (Epiphyllum) nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp, gồm chữ Epi là "trên" và phyllum là "lá" nghĩa là epiphyllum là "trên lá"; hoa, trái và hạt, cành của cây quỳnh đều bắt đầu ngay ở lá. Tuy nhiên, gọi là lá cũng không đúng vì quỳnh chỉ có cành, và cành biến thể trông rất giống lá. Cây quỳnh nguyên thuỷ chính là cây dại mọc bám vào các thân cây ở các khu rừng nhiệt đới tại vùng Trung và Nam Mỹ. Quỳnh là một loại cây sống cộng sinh chứ không phải sống ký sinh trên những cây khác.

Quỳnh thường sống ở vùng Sonoran, sa mạc Chihuahuan, miền Nam sông Arizona, bang Texas và Mexico. Hoa quỳnh mọc hoang dã trên sa mạc và ở những lớp đất bồi giữa độ cao 600 và 1150 m, ưa bóng râm cuả sa mạc.

Hoa Quỳnh thuộc họ Xương Rồng Cactaceae , nhóm Epiphyllum và có tên tiếng Anh là Night Blooming Cactus.

Nhìn cây hoa quỳnh người ta khó phân biệt đâu là lá, đâu là thân bởi cây có bộ phận thân giống như phiến lá, bản rộng, dẹp, màu xanh và có gân ở giữạ. Hoa mọc ở kẽ những vết khía của thân (phần dẹp và rộng bản).

Cây quỳnh trong tự nhiên mọc trên thân cây khác, sống nhờ chất đất mùn ở vỏ cây, chứ không hút nhựa của các loại cây này. Tuy sống tự nhiên trong các vùng khí hậu nóng và độ ẩm rất cao, rễ cây không hề bị thối rửa do cấu trúc rễ không bị ứ đọng nước và thân cây thường được các tàn lá cây chủ cản bớt sức nóng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Vì vậy, khi trồng quỳnh, người ta phải đưa vào chỗ mát với ánh sáng gián tiếp cho cây có điều kiện sống như trong thiên nhiên.

Hoa Quỳnh rất dễ trồng, chỉ cần mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất trong chậu phải xốp và thoát nước là đủ để cây phát triển được. Ngày nay, quỳnh thường được trồng trong chậu để dễ di chuyển khi xem hoa nở và có thể trồng bằng cách cắm cành. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn rất tốt, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, Quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và mang lại tuổi thọ lâu dài cho cây. Có thể để quỳnh trong nhà nhưng phải đặt ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào. Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng cũng có thể tưới loại phân bón " Peters 20-20-20, Miracle Gro, hoặc Super Bloom" mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng tư đến tháng chín. Không nên dùng những loại phân bón có nồng độ cao Nitrogen. Lý do mà hoa quỳnh không nở là chủ yếu vì quỳnh thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường hoa quỳnh nở tươi tốt , nở nhiều hoa phải sau 5 năm trở lên). Đặc biêt, Quỳnh không sống được trong môi trường quá nhiều nước.

2. Các giống cây hoa quỳnh phổ biến

Phần lớn cây quỳnh thường thấy ngày nay là quỳnh hybrid, tiến triển qua nhiều năm ghép phấn của các loại hoa quỳnh.

Quỳnh hybrid có tất cả 9 loại khác nhau :

2 loại cỡ nhỏ- đường kính của hoa từ 3 - 5 inches

- E.caudatum hương nhẹ ngọt màu trắng bên ngoài có màu xanh ngọc . 
- E.pumilum không hương nhưng cánh hoa rất dễ thương (hình minh hoạ)

3 loại cho hoa cỡ trung bình - từ 5-7 inches

- Epiphyllums aguliger có hương nhẹ 
- E.aguliger nở hoa trắng nhưng bên ngoài có màu vàng tên riêng là Darahii 
- E.cartagense nở hoa trắng nhưng bên ngoài có màu hồng pha vàng (hình minh họa 2 hoa E. cartagense):

3 loại cỡ lớn -đường kính 7-9 inches

- E. guatemalese hoa trắng rất đẹp, nhuỵ như màng nhện vàng, hương nhẹ 
- E . oxypetalum thơm ngào ngạt ,ngọt ngào, rất đẹp, mọc có cành dài 
- E . strictum đẹp nhưng hương nồng, không ngọt

1 loại đặc biệt lớn - hơn 9 inches tên là Epiphyllums thomasianum hình dạng như cái chuông hoa trắng ánh đỏ thơm nhẹ. Hiện nay, người ta ưa chuộng loại quỳnh hybrid vì màu sắc rất phong phú (ngoại trừ màu xanh dương) và hoa có thể nở được trong vòng vài ba ngày thay vì chỉ vài tiếng đồng hồ như quỳnh Việt Nam.

Theo hội "Hoa Quỳnh Hoa Kỳ", hội Quỳnh hương lớn nhất của Mỹ có trụ sở tại Monrovia gần Los Angeles, thì hiện nay có khoảng hơn 10.000 loại hybrid có đăng ký bản quyền và có tên gọi riêng. Quỳnh lai giống (Quỳnh hybrids) thường có tên gọi là Epiphyllum ghép với một từ khác không có gốc La tinh như epiphyllum Saigon, epiphyllum Madonna...

Ở Việt Nam, ngòai loài quỳnh có sắc trắng với tên khoa học Epiphyllum oxypetallum, còn có:

- Quỳnh đỏ Epiphyllum Ackermannii 
- Quỳnh Epiphyllum Hybrids là kết quả của quá trình lai tạo, cấy ghép từ Quỳnh nguyên thuỷ với các loài Xương Rồng khác như Selenecereus , Hylocereus , Heliocereus , Nopalxochia ... tạo ra những loại hoa Quỳnh có rất nhiều màu : hồng , da cam , tím , vàng ...với kích thước hoa rất thay đổi.

3. Chi tiết về Hoa Quỳnh

Hoa có dạng hình giống kèn Trumpet. Hoa chỉ nở duy nhất một đêm vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7. Cánh hoa mỏng như lụa, bề mặt như phủ sáp nhưng lại rất mềm mại trong sắc trắng với nhị vàng đẹp lộng lẫy, cuống hoa được phủ lên một màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Đường kính hoa khoảng 10 cm và có thể đạt tối đa là 20 cm. Hoa có mùi hương thơm nhẹ nhàng thanh tao, nhưng lại không kém phần nồng nàn, quyến rũ làm thơm ngát cả một vùng không gian xung quanh. Trái hình bầu dục độ dài khoảng 8 cm . Khi hoa quỳnh nở, hoa không nở hết ngay mà từ từ hé nở để dần đạt đến kích thước tối đa, rồi sau đó các cánh hoa cụp dần và tàn lụi. Hoa nở vào khoảng 9 đến 10 giờ tối, và lại tàn rất nhanh vì thế hoa quỳnh càng trở nên hiếm.

Có một số người cho rằng hoa quỳnh phơi khô còn là một vị thuốc chữa bệnh đái đường rất công hiệu .

Hiện nay, ở Đà Lạt còn có loại hoa quỳnh màu vàng, đỏ (Quỳnh Nhật) nở ban ngày rất đẹp. Bên cạnh cây hoa quỳnh, người ta thường trồng cây daọ (hay giao) nên mọi người hay gọi chung là cây Quỳnh Dao. Sở dĩ quỳnh và dao trồng cùng với nhau vì cây quỳnh luôn có gốc rễ mọc từ dưới đất, riêng biệt, để nuôi sống cây. Vả lại, thân cây quỳnh mềm mại, nên cần có cây khác hoặc cột nào cứng để nâng đỡ cho cây đứng lên và giao là cây rất thích hợp vì nó sẽ càng làm tăng vẻ đẹp của quỳnh, hơn là cây quỳnh phải dựa trên một cây hay sào nhọn hoặc lưới mắt cáo để leo lên.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét