Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

NGHIÊN CỨU TẠO TRẦM HƯƠNG NHÂN TẠO TỪ CÂY TRẦM HƯƠNG.

http://www.tramhuongvietnam.com/thongtinmoi15_NTT_01.php

Tác giả: Thái Thành Lượm


* * *
- Cây trầm hương là một loài cây quý hiếm cần được bảo vệ và phát triển, loài cây này có khả năng sinh sản sinh ra được trầm hương có giá trị thương phẩm rất cao trên thị trường, cây có tên khoa học là Aquilaria Crassna, thuộc họ Trầm hương Thymeleaceae, bộ trầm hương Thymeleaceae. Do đặc điểm đó mà con người đã săn lùng để tìm kiếm hầu hết các vùng rừng tự nhiên hiện còn, kể cả những vùng núi cao hiểm trở cũng bị truy tìm vì có những giai đoạn thời giá 1kg trầm kỳ cao hơn 1 lượng vàng.
- Tuy nhiên, sự hình thành trầm kỳ trong tự nhiên là rất hiếm xảy ra, trong hàng ngàn cây trầm tự nhiên bị chặt bỏ, hoạ chăng 1 vài cây có trầm. Bởi đặc tính quý giá đó nên nhiều vùng đã được người dân gây trồng với hy vọng chờ đợi từ 10 – 15 năm khi cây già cỗi rũ xuống sẽ có trầm, song hy vọng đó hết sức mong manh. Theo phân loại trầm kỳ trên thế giới và trong nước những mẫu gỗ hình thành trầm kỳ có màu đen bóng, khối lượng lớn, dầy và tỉ trọng là 1.15 là trầm đạt được loại 1, và màu nâu bóng là loại chất lượng thấp hơn riêng màu nâu nhạt là trầm xô chất lượng thấp. Ngoài ra còn có những loại trầm màu đen nhưng chỉ kéo thành sợi gọi là trầm tóc.
- Để là sáng tỏ vấn đề trầm nhân tạo, chúng tôi tìm ra phương pháp tác động vào vết thương của cây trầm hươngvới nhiều phương thức theo những công thức khác nhau đã kết luận được việc tạo trầm nhân tạo trên cây này và nhựa trầm hình thành nhựa gỗ màu đen xậm tạo thành lõi trầm trong thân cây.
1/Phương pháp nghiên cứu:
a/Cơ sở lý luận:
- Trước hết là phải tạo được tế bào libe bên trong mạch gỗ, việc tạo vết thương này có thể dùng nhiều biện pháp như vật lý, hóa học, sinh học, nhưng với các nhân tố thông thường thì không hình thành được trầm, ví dụ như dùng dao, búa chặt hoặc khoan vào gỗ thì chỉ tạo ra vết nâu rất mỏng bao quanh vết thương.
- Sau khi tạo vết thương đặc biệt dùng meo nấm được nuôi trong môi trường dinh dưỡng cho phát triển tăng số lượng đủ lớn cấy vào vết thương đã chuẩn bị sẵn.
- Dùng chất xúc tác đưa vào meo nấm, môi trường xúc tác này phải là môi trường thích hợp không có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của meo nấm, chức năng của nó là giúp cho meo nấm tiếp cận được với tế bào Libe trong mạch gỗ, giúp cho nấm và vi sinh dễ dàng mở rộngđịa bàn hoạt động của mình kích thích sự hình thành trầm trong một vùng lớn trong thân cây trầm.
b/.Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng hình thành trầm:
+ Về vết thương tác động:
Khoan vào gỗ có kích thước D=9mm, diện tích vết thương 63,61mm2, các công thức thí nghiệm được tác động vào vết thương.
+ Về diện tích bị xâm nhiễm (tính bằng mm2).
Vùng có màu nâu và nhạt hơn màu nâu được điều tra bằng cách cắt dọc thân cây để vẽ mặt cắt và tính diện tích bị xâm nhiễm.
Với vùng có màu đen đây là chỉ tiêu có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc cấy tạo trầm nhân tạo trong thân cây trầm hương, nó cũng được tính bằng phương pháp điều tra cắt dọc thân cây ở vị trí tác động cấy các công thức nấm.
+ Về chất lượng hình thành trầm:
Trong các công thức, tuỳ theo loại màu tích tụ mà chia thành sáu cấp màu khác nhau mỗi cấp màu biểu thị tính chất, chất lượng hình thành trầm trong thân cây:
Màu: Trắng, trắng tro, nâu nhạt, nâu sậm, đen nhạt, đen xậm, ứng với: 0,1,2,3,4,5.
Các công thức thí nghiệm:
Công thức 1: Tác động vết thương, không cấy meo nấm (đối chứng).
Công thức 2: Môi trường xúc tác.
Công thức 3: Môi trường dinh dưỡng.
Công thức 4: Meo nấm.
Công thức 5: Meo nấm có môi trường dinh dưỡng.
Công thức 6: Meo nấm có môi trường xúc tác.
Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 6 lần lặp lại, mỗi khối bối trí trên 1 cây, mỗi cây được thay đổi vị trí sao cho mỗi công thức có mặt ở hai đầu của cây.
2/Kết quả thí nghiệm:
a/Kết quả về vùng xâm nhiễm trên các công thức:
Vùng bị xâm nhiễm từ vàng đến nâu (đơn vị mm2)
(CT1: Công thức 1)
Tính chất màu CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Vàng đến nâu 610 857 80 790 475 755
Test F.pr = 0,009* < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa.
Các công thức có sự xâm nhiễm từ vàng đến nâu, cao nhất là 1.675 mm2 gấp 26 lần diện tích vết thương, thấp nhất là 0 mm2. trung bình thí nghiệm 580 mm2 gấp 9 lần diện tích vết thương.
Vùng xâm nhiễm từ đen nhạt đến đen xậm (đơn vị mm2)
Tính chất màu CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Đen đến đen xậm 0 310 355 0 420 455
Test F.pr < 0,001** < 0,05 sự khác biệt là rất có ý nghĩa.
Các công thức bị xâm nhiễm từ đen đến đen xậm cao nhất là 725 mm2 gấp 11 lần diện tích vết thương, trung bình là 220 mm2 gấp 3 lần diện tích vết thương, nhỏ nhất 0mm2.
Nhận xét:
Trầm kỳ là sản phẩm do hàng loạt tế bào gỗ thoái hóa mất chất gỗ biến thành và những tế bào đó tụ nhựa trầm hương mà thành phần hóa học của chúng là Benzylaxeton (C6H5CH2COOH) và các dẫn xuất của nhân Benzen, thường có màu đen bóng, đen xỉn hoặc màu vàng cánh dán nặng hơn gỗ, chìm trong nước, khi đốt nhựa rỉ ra, sôi lăn tăn và toả hương thơm ngào ngạt.
Qua thí nghiệm có thể nhận xét như sau:
- Nếu chỉ tạo vết thương đơn thuần chỉ tích tụ một vết màu nâu nhạt bao quanh vết thương vết sẹo có hình tròn hoặc hình elip vùng bị xâm nhiễm là 875 mm2 gấp 14 lần vết thương, trung bình 610 mm2, nhỏ nhất 450 mm2 gấp 7 lần vết thương.
- Cho chất xúc tác tiếp xúc trực tiếp vào bề mặt mạch gỗ thì vùng xâm nhiễm có màu nâu xậm, có nơi vùng cao nhất là 1.250 mm2 gấp 20 lần vết thương, trung bình là 857 mm2, thấp nhất là 475 mm2 gấp 7 lần vết thương với kểu tác động này thường tạo vết thương thành 2 vòng, một vòng màu nâu bao vòng bên ngoài và có vết tụ màu tro ở trung tâm.
- Chỉ tác động môi trường dinh dưỡng vào vết thương đều có vết tụ màu đen, một vài điểm cũng có vết tụ màu nâu bao quanh vết tụ lớn nhất là 575 mm2 gấp 9 lần vết thương, bình quân là 420 mm2 thấp nhất là 312 mm2 gấp 5 lần vết thương.
- Cấy meo nấm vào vết thương không có môi trường dinh dưỡng và môi trường xúc tác chỉ hình thành vết tụ màu nâu bao quanh vết thương vết tụ lớn nhất là 1275 mm2 gấp 20 lần vết thương, vết tụ trung bình 790 mm2 vết tụ thấp nhất là 350 mm2 gấp 5,5 lần vết thương.
- Nuôi meo nấm trong môi trường dinh dưỡng và cấy vào vết thương thì hình thành 2 vòng vết tụ, 1 vòng vết tụ có màu đen bóng, 1 vòng vết tụ có màu nâu bóng, vết tụ màu đen lớn nhất là 625 mm2 gấp 10 lần vết thương,trung bình là 443 mm2, thấp nhất là 275 mm2, vết tụ màu nâu bóng có diện tích lớn nhất là 725 mm2 gấp 11 lần vết thương trung bình là 475 mm2, thấp nhất là 275 mm2 gấp 4 lần vết thương.
- Phối hợp meo nấm với chất xúc tác cấy vào vết thương tạo 2 vòng kết tụ một vết tụ màu đen nhạt bên trong và một vết tụ màu nâu xậm bao quanh vết tụ màu đen có diện tích lớn nhất là 725 mm2 gấp 11 lần vết thương, bình quân 586 mm2, thấp nhất 400 mm2, còn vết tụ màu nâu có diện tích lớn nhất là 1675 mm2 gấp 26 lần vết thương, bình quân 943 mm2, nhỏ nhất 450 mm2 gấp 7 lần vết thương.
b/Tính chất hình thành chất lượng của các công thức (0.1.2.3.4.5)

Chất lượng hình thành CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Test F.pr=0.021<0.05 2.9 3.2 4.2 3 4.8 3.5
F.pr=0.021 sự khác biệt có ý nghĩa.
Chất lượng của các nghiệm thức có vị trí xâm nhiễm thấp nhất là 1.5 và cao nhất là 5 trong thí nghiệm.
Nhận xét:
- Chỉ tác động vết thương đơn thuần hoặc chỉ cấy meo nấm vào vết thương chỉ kích thích vết thương từ vàng đến nâu.
- Dùng chất xúc tác hoặc môi trường dinh dưỡng tác động vào vết thương thu được vết tụ màu đen bao quanh.
- Nuôi meo nấm với môi trường dinh dưỡng hoặc chất xúc tác khi tác động vào vết thương có thể thu được vết tụ màu đen, kích thích tạo nhựa trầm trên các vết thương.
3/Kết luận:
Khi có tác động vết thương với những yếu tố tác động vết thương khác nhau, xung quanh vết thương sẽ tạo ra một vùng phản ứng nhựa tiết ra có màu vàng đến nâu, tuy nhiên màu sắc này thể hiện sự tích luỹ nhựa thấp.
Khi có môi trường dinh dưỡng và môi trường xúc tác xuất hiện trong meo nấm dinh dưỡng trước sẽ tác động vào tế libe trong mạch gỗ có màu đen bóng thể hiện sự tích tụ nhựa trầm trong các công thức này.
Tính chất hình thành trầm kỳ trên các nghiệm thức, trong đó chỉ có 2 công thức có giá trị là meo nấm có phối hợp với môi trường dinh dưỡng, meo nấm với môi trường xúc tác, đặc biệt ở meo nấm nuôi môi trường dinh dưỡng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bằng tính chất màu 4,8/5 như vậy đủ chứng cứ để có thể kết luận là có thể gây tạo trầm kỳ bằng phương pháp nhân tạo trong thân cây trầm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét