http://www.tramhuongvietnam.com/thongtinmoi14_NHL_01.php
Nghiên cứu kỹ thuật gây tạo trầm hương trên thân cây gió bầu (Aquilaria Crassna Pierre).
Tác giả: Nguyễn Hồng Lam
(Theo Mekong information)
***
I.Mở đầu
- Cây dó trầm hay còn gọi cây dó bầu, trầm hương hay trà hương có tên khoa học là Aquilaria Crassna Pirre. - Dó trầm là loài gỗ lớn thông xanh, tán thưa, thân thẳng, cao trung bình 15 đến 18 mét, đường kính trung bình ngang ngực 35 – 40 cm.
- Dó trầm thường phân bổ trong rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh ở các nước: Việt Nam, Lào, Campuchia và phía nam Trung Quốc.
- Ở nước ta dó trầm phân bố tương đối rộng từ các tỉnh phía Bắc: Quảng Ninh, Bắc Giang , Hòa Bình, cho đến tận Kiên Giang, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây nguyên.
- Giá trị quan trọng nhất của cây dó trầm là để khai thác trầm hương. Trầm hương được hình thành trên thân cây dó trầm, do hàng loạt tế bào thóai hóa, trong vách và các mạch tế bào tích tụ bởi các hợp chất hũư cơ, chúng liên kết với nhau tạo ra khối trầm với hình dạng và kích thước khác nhau. Trầm hương thường có màu đen bóng và màu vàng cánh dán, khi đốt lên lửa keo nhựa chảy ra và hương thơm tỏa ra ngào ngạt.
- Trầm hương là mặt hàng kinh tế cao. Trên thế giới trầm hương được sử dụng để chưng cất tinh dầu trầm, một chất định hướng quan trọng trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại mỹ phẩm cao cấp. Mặt khác việc đổt trầm hương là một tập quán không thể thiếu được trong các nhà thờ, cung điện hay các gia đình quý tộc ở các nước Hồi giáo. Ngoài ra trong y học trầm hương còn được sử dụng để chữa một số bệnh hiểm nghèo.
-Tuy trầm hương là mặt hàng có giá trị kinh tế cao, nhưng đến nay các công trình nghiên cứu khoa học về sự hình thành trầm hương còn hạn chế. Ở Việt Nam theo đơn đặt hàng của Bộ Lâm Nghiệp nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 1991 – 2000 Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản (Viện Khoa Học và Lâm nghiệp Việt Nam) đã triển khai đề tài “ Nghiên cứu kỹ thuật gây tạo trầm hương trên thân cây dó trầm”. Qua một thời gian nghiên cứu bước đầu đề tài cũng đạt được một số kết quả nhất định.
II. Phương pháp và vật liệu nghiên cứu.
1.Sưu tầm, đánh giá và tổng kết các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến các nội dung mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
2. Điều tra, nghiên cứu sự phân bố trầm hương trên thân cây dó trầm tự nhiên: Phương pháp là thống kê sản lượng, chất lượng trầm hương khai thác được của mỗi cây ở các vị trí khác nhau: gốc, rễ, thân , cành,…Thông qua kết quả đạt được để đánh giá sự phân bổ của trầm hương trên thân cây trong tự nhiên.
3. Tìm hiểu, nghiên cứu mối quan hệ giữa sự hình thành trầm hương với các nhân tố: Cỡ đường kính của cây, loại đất, đá mẹ, tỷ lệ đá lẫn, độ dốc… Phương pháp là thống kê sản lượng, chất lượng trầm hương khai thác được của các cây dó trầm khác nhau liên quan đến các nội dung nghiên cứu trên. Từ đó đánh giá mối liên quan giữa sự hình thành trầm hương với cỡ kính của cây và các nhân tố lập địa khác.
4. Bố trí một số thí nghiệm tìm hiểu, nghiên cứu quá trình hình thành trầm hương bằng các phương pháp:
o Gây chấn thương cơ giới (Vật lý).
o Tác động bằng một số kích thích tố hóa học (hóa học).
o Tác động bằng một số chế phẩm sinh vật (sinh học).
Mỗi một công thức thí nghiệm tiến hành cả ba phương pháp trên được thực hiện trên một dung lượng mẫu (số cây) cần thiết. Đồng thời các thí nghiệm thăm dò nghiên cứu cũng được triễn khai theo các nội dung sau đây:
o Thí nghiệm nghiên cứu trên các độ tuổi của cây dó trầm khác nhau.
o Thí nghiệm trên các cây dó trầm có hoàn cảnh sống khác nhau (rừng trồng tập trung và cây trồng phân tán).
o Các loại hóa chất, chế phẩm sinh học được thí nghiệm thăm dò trên các nồng độ và liệu lượng khác nhau
o Thí nghiệm thăm dò trên các vị trí của thân cây (gốc, thân, cành...).
o Thông qua các thí nghiệm đã thực hiện để đánh giá kết quả về sự hình thành trầm hương.
Xem tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét